Bước đầu đến với văn học

Sổ tay truyện ngắn

BUỒN VUI ĐỜI VIẾT


Buồn Vui Đời Viết

Buồn Vui Đời Viết

Tác giả: Vương Trí Nhân.
Nhà xuất bản: Nxb Hội Nhà Văn

CÓ NHỮNG NHÀ VĂN NHƯ THẾ

Có Những Nhà Văn Như Thế (Chân Dung Văn Học)

Có Những Nhà Văn Như Thế (Chân Dung Văn Học)

Nhà xuất bản: Nxb Hội Nhà Văn

MỘT SỐ NHÀ VĂN HÔM NAY VỚI HÀ NỘI

Cánh bướm và đóa hướng dương

Cập nhật: 11/3/2007 10:27
Cánh bướm và đóa hướng dương - một tập sách phác thảo chân dung của 39 nhà văn, nhà thơ Việt Nam dưới góc nhìn của Vương Trí Nhàn đã ra mắt bạn đọc. Một tập phác thảo mà tác giả đã loay hoay trong nhiều năm, những chân dung được phác họa trong đó mang đậm những suy tưởng của cá nhân Vương Trí Nhàn, nhưng thực sự là một cách hình dung thú vị về một giai đoạn của đời sống Văn học Việt Nam.
Ảnh: Bigfoto

Một cuốn sách, mới chỉ đọc qua tựa đề, đã thấy chất chứa trong đó nhiều điều thú vị.

Giới thiệu thân thế và sự nghiệp sáng tác của các nhà văn, phác thảo chân dung của các tác giả, có nhiều người đã từng làm. Vương Trí Nhàn cũng vậy, nhưng bằng kiến thức sâu rộng, bằng sự tìm tòi và với nghệ thuật thể hiện khá độc đáo, ông đã khai mở một con đường mới để giúp độc giả vượt qua khoảng cách về thời gian để gặp lại những nhà văn, nhà thơ. Trong số 39 tác giả được ông nhắc đến trong tác phẩm của mình, có những người đã vắng bóng trên cõi đời, cũng có những người còn bươn chải với nhọc nhằn của cuộc mưu sinh. Nhưng với ai cũng vậy, một tấm chân dung, nói là phác thảo, mà sinh động như bày ra trước mắt độc giả những con người bằng xương, bằng thịt, để trò chuyện, để giao lưu.

Nhuốm lối ngông của Tản Đà, lên trời gặp tiên, gặp người đã quá cố, Vương Trí Nhàn đã thực hiện những cuộc đàm thoại xuyên thời gian, xuyên thế hệ. Những trang viết tường thuật về cuộc gặp gỡ giữa tác giả và những người thiên cổ như Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương… đưa đến cho người đọc một cảm giác ngồi trước sân khấu của một buổi giao lưu, vừa thực tại, vừa hư ảo. Bút lực của Vương Trí Nhàn trong lối viết này thật dồi dào nhựa sống.

Không biết có phải là đồng bệnh tương lân hay không, nhưng rõ ràng trong Cánh bướm và đóa hướng dương, Vương Trí Nhàn đã dành một sự ưu ái đặc biệt cho Nguyễn Bính. Chỉ hơn 10 trang viết, song tác giả đã phác họa những nét chính trong cuộc đời và thi ca của Nguyễn Bính – một nhà thơ đồng quê được nhiều người yêu mến. Qua những trang viết này, người đọc thực sự hiểu vì sao có người lại ví Nguyễn Bính là một Exenhin của Việt Nam.

Với gần 400 trang sách, Vương Trí Nhàn đã phác thảo chân dung 39 nhà văn; tính trung bình mỗi nhà văn chỉ được giới thiệu trong khoảng 10 trang sách – thật quá ít ỏi, quá ngắn ngủi và quá khiêm tốn. Nhưng những nét phác họa trong 10 trang sách ấy, chỉ chấm phá thôi, cũng đủ để khiến người đọc suy ngẫm, và nhận diện được các tác giả này.

Xin nêu một ví dụ: với nhà thơ sinh ra ở cùng núi Tản, sông Đà, nhiều người đã viết, đã giới thiệu tương đối tỷ mỷ. Tầm Dương đã viết một cuốn sách dày tới ba bốn trăm trang mà vẫn cảm thấy chưa đủ. Vậy mà trong Cánh bướm và đóa hướng dương, chỉ với 16 trang viết, Vương Trí Nhàn đã bắt được cái thần của Tản Đà – nhà thơ tài hoa vào bậc nhất củat nửa đầu thế kỷ XX. Ông lấy núi Tản, sông Đà làm tên, nhưng cái tên ấy lại không chỉ thuộc về sông Đà, núi Tản. Nguyên nhân đưa cậu ấm Hiếu trở thành một nhà thơ hóa ra cũng có nhiều nét giống cái số phận đưa đẩy Trần Tế Xương đến với thơ: thi trượt.

Trong Lời dẫn vào cuốn sách, chính tác giả đã bộc bạch rằng, tập sách này tập hợp những phác thảo mà ông đã loay hoay làm việc trong nhiều năm, mỗi đối tượng được nói tới thường trở đi trở lại nhiều lần, một số đã được đưa vào các tập sách khác. Lý do lựa chọn các nhà văn để phác họa chân dung họ trong cuốn sáh hoàn toàn thuộc về cá nhân Vương Trí Nhàn, như ông nói, là chỉ vẽ lại chân dung những ai mà ông thấy có quan hệ với mình, gợi ra cho ông những suy nghĩ và qua đó có thể trình bày một số suy nghĩ của ông với bạn đọc, chứ ông không làm công việc xếp hạng. Bên cạnh những vẩn vơ, chàng màng, bảng lảng, mỗi tên tuổi được đưa vào cuốn sách, vì hầu như họ sinh ra vì văn chương, họ đã sống tất cả cho văn chương. Cả hai cái chất có vẻ ngược nhau ấy hợp cả lại mới làm nên hình ảnh thực của họ và cắt nghĩa được sự tồn tại của họ.

Với Cánh bướm và đóa hướng dương, Vương Trí Nhàn tin rằng viết về sự nối tiếp của các nhà văn cũng là cách để hình dung một quá trình lịch sử văn học. Ông thừa nhận đây là cách hình dung mang đậm những liên tưởng của cá nhân ông, nhưng với nhiều cách hình dung như vậy, thì ý niệm về một đời sống văn học Việt Nam sinh động mới được hoàn chỉnh.

Huy Roan

Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm

Trích lời giới thiệu của cuốn sách

Thời chống Mỹ từng có một bác sĩ, một con người, tên là Đặng thuỳ Trâm...

Tác giả những dòng nhật ký sau đây bạn đọc sẽ đọc thuộc về một lớp người khá đặc biệt trong đời sống tinh thần xã hội ta từ 1945 - họ có mặt trong công cuộc chiến đấu chống Mỹ từ mấy năm đầu tiên, khi ở miền Nam, các cơ sở cách mạng triển khai đến tận nhiều huyện đồng bằng, và trên toàn quốc, cuộc chiến tranh dù đã gian khổ nhưng chưa có cái không khí bức bối khắc nghiệt như từ đầu những năm 70 trở đi.

Và một điều đáng nói nữa: trước đó, họ thuộc lứa thanh niên đầu tiên được đào tạo theo tinh thần của những người đi kháng chiến chống Pháp, cái tinh thần "cuộc sống mới", ấp ủ từ những ngày Việt Bắc gian khổ mà hào hùng.

Hà Nội trước chiến tranh thanh bình, yên ả lạ thường. Bao trùm xã hội là một không khí thiêng liêng, thành kính. Ngay đối với người dân thường, mọi chuyện làm ăn sinh sống chỉ có ý nghĩa là sự chuẩn bị cho ngày mai có mặt ở chiến trường. nền kinh tế tem phiếu chưa làm mấy ai khó chịu. Trong tâm trí đám học trò chúng tôi(tôi với Thuỳ Trâm vốn học cùng lớp trong suốt ba năm cấp ba ở trường Chu Văn An, nên dưới đây, việc dùng chữ chúng tôi là có một lý do chính đáng) lúc nào cũng thấm đẫm tinh thần lãng mạn của Ruồi trâu, của Paven Korsaghin trong Thép đã tôi thế đấy, và cả của Marius và Cosette trong Những người khốn khổ.

Sách vở lúc ấy là đồng nghĩa với văn hoá. Thêm một đĩa nhạc cổ điển, với một vài bông hoa trên bàn nữa thì coi như mãn nguyện hoàn toàn.Có mặt trong đám đông dự mít tinh ở quảng trường Ba Đình trong một ngày lễ lớn (trước 1965, những ngày lễ lớn bao giờ cũng có mít tinh, đâu cả chục ngàn người), anh bạn tôi mặt ngẩng cao dõi theo mấy cánh chim bay mãi vào mấy ngày Tết vẫn có ngừng bắn, cũng như mọi người, chúng tôi dắt xe đạp đi bộ quanh Hồ Gươm trong tiếng nhạc dập dìu của mấy bài Hà Nội Huế Sài Gòn, Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó...

.....Ngay sau khi biết rằng đây là một cuốn nhật ký viết trong chiến tranh, có thể có bạn đọc - nhất là bạn đọc trẻ - sẽ hỏi: Lại cho chúng tôi một tấm gương để bảo chúng tôi học theo chứ gì?

Không đâu bạn ạ! Ở đây bạn sẽ không tìm thấy những lời khuyên nhủ mà chỉ bắt gặp một con người với một cuộc sống cụ thể của thời chiến. so với lớp thanh niên ngày nay, người thanh niên của gần bốn chục năm trước có một cách sống khác, một cách sống không lắm chiều cạnh phong phú, không tự do nhiều vẻ, nhưng lại trong sáng thánh thiện đến kỳ lạ. Sự tận tuỵ làm người của Thuỳ Trâm là nhân tố khiến cho những người lính Mỹ khác hẳn về lý tưởng cũng phải kính trọng. Còn với chúng ta, tin rằng nó cũng có những hiệu ứng tương tự.

Trong cuốn lịch sử văn học thế kỷ XX đang có trong tay, tôi bắt gặp một nhận xét của A. Malraux:"Điều huyền bí hơn cả không phải là chúng ta bị ném vào mớ hỗn độn vật chất cùng với hành tinh, mà là trong "lao tù" đó, chúng ta rút tỉa từ bản thân cá nhân mình những nhân tố con người - nó cần vừa đủ để cái hư không sẵn có trong chúng ta bị phủ nhận".

Câu nói mang trong mình nó nhiều triết lý, mà một trong những triết lý đó là: Trong sự muôn màu muôn vẻ của thực tại, con người vẫn là mẫu số chung làm nên những giá trị vĩnh cửu. Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm có cái nhân tố nhân văn đầy bí mật đó. Nếu cuốn sách có thể giúp mỗi người sau khi đọc xong quay trở lại tìm ra những thiết tha cao đẹp và cả những cay đắng bi thảm có thể trong kiếp người của chính mình, tức là sự hy sinh của một con người ở tuổi 27 có thêm một ý nghĩa chân chính

Vương Trí Nhàn

Lời đầu cuốn Nhật ký

Liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942, trong một gia đình trí thức. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc trâm - nguyên giảng viên trường Đại học Dược khoa Hà Nội.

Tốt nghiệp Đại học Dược khoa Hà Nội. năm 1966, Thuỳ Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện Đức Phổ, một bệnh viện dân y nhưng chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh.

Chị được kết nạp vào đảng ngày 27 tháng 9 năm 1968.

Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ núi Ba Tơ về đồng bằng, chị bị địch phục kích và hy sinh anh dũng lúc mới chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề.

Hài cốt của chị được đồng bào địa phương an táng tại nơi chị ngã xuống và luôn hương khói. Sau giải phóng, chị được gia điình và đồng đội đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa chị về yên nghỉ tại nghĩa trang xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu hai cuốn nhật ký của Liệt sĩ Đặng Thuỳ trâm ghi trong những ngày ở chiến trường. Bản thân hai cuốn nhật ký này cũng có một số phận kỳ lạ: chúng rơi vào tay nhữngcon người có lương tri ở bên kia chiến tuyến, được họ gìn giữ và tìm mọi cách để đưa về cho gia đình chị. Sau hơn một phần ba thế kỷ lưu lạc, đúng vào dịpkỷ niệm ba mươi năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước(30/4/2005), nó đã trở về với gia đình Liệt sĩ. Hiện cuốn nhật ký được lưu giữ tại Viện Lưu trữ về Việt Nam ở Lubbock, Texas, Mỹ.

Trong qúa trình biên soạn và chỉnh lý, chúng tôi cố gắng tôn trọng nguyên bản câu văn cũng như những thói quen dùng từ và ngữ pháp của tác giả - chỉ sửa lại một số từ địa phương hoặc lược bớt những từ trùng lặp. Chúng tôi cũng chú giải một số điểm cần thiết để bạn đọc có thể hiểu hơn hoàn cảnh cũng như lịch sử và bản thân tác giả.

Ngoài ra, trong phần ảnh tư liệu, được phép của những người có liên quan, chúng tôi có sử dụng những bức ảnh trong album gia đình, ảnh chụp ở Quảng Ngãi trong những năm 1969 - 1970 do Frederic Whiehurst cung cấp và một số bức ảnh do Liệt sĩ Nguyễn Bá Giá - phóng viên Hãng phim thời sự - Tài liệu Việt Nam chụp thánh 10.1969 ở thôn Nga Mân, xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi trước khi anh hy sinh.

Những Kiếp Hoa Dại


Những Kiếp Hoa Dại

Những Kiếp Hoa Dại

Tác giả: Vương Trí Nhân.
Nhà xuất bản: Nxb Văn Nghệ TP.HCM